Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kĩ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Trong bài chia sẻ này Cẩm nang dạy học sẽ cùng thầy cô làm rõ các kỹ thuật dạy học tích cực một cách hiệu quả.
Bạn đang xem: Các kĩ thuật dạy học tích cực
1 Kỹ thuật “Các mảnh ghép” (Jigsaw)
Đây là hình thức học tập mà giáo viên sẽ kết hợp các cá nhân tạo thành nhóm, nhằm giải quyết chung một nhiệm vụ với nhiều chủ đề. Kỹ thuật này sẽ khuyến khích các em học sinh tích cực tham gia, và nâng cao vai trò của mỗi cá nhân trong suốt quá trình hợp tác.
Ưu điểm:
Phát huy khả năng làm việc theo nhóm.Phát huy tính trách nhiệm của các em học sinh.Giúp học sinh hiểu biết đúng về các vấn đề.Hiểu sâu về các kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nhược điểm:
Kết quả chịu ảnh hưởng từ quá trình thảo luận ở vòng 1. Nếu sai từ vòng 1 thì cả quá trình không mang lại hiệu quả.Có sự không đồng đều giữa thành viên trong nhóm.Không áp dụng được kỹ thuật này với những nội dung thảo luận có mối quan hệ nhân quả.
Kỹ thuật các mảnh ghép giúp giải quyết nhiệm vụ chung trong một nhóm, nâng cao vai trò của các thành viên khi hợp tác
2 Kỹ thuật Khăn phủ bàn (Khăn trải bàn)
Nằm trong danh sách1 số phương pháp dạy học tích cựcđược đánh giá cao. Ở kỹ thuật khăn phủ bàn, giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động có sự kết hợp giữa hoạt động nhóm và cá nhân với mục đích thúc đẩy sự tham gia của các em học sinh. Đồng thời phát huy được tính độc lập, trách nhiệm của mỗi cá nhân và tăng sự tương tác giữa học sinh với nhau.
Ưu điểm:
Giúp phát huy được tính độc lập và trách nhiệm của mỗi cá nhân người học.
Nhược điểm:
Chi phí lớn.Lưu trữ và sửa đổi kết quả khó khăn.
3.3 Kỹ thuật Brainstorming
Kỹ thuật Brainstorming hay còn gọi là “động não, công não” được phát triển bởi Alex Osborn người Mỹ. Đây là kỹ thuật dạy học tích cực, giúp huy động nhiều tư tưởng độc đáo và mới mẻ trong một chủ đề do các thành viên nhóm cùng thảo luận. Các thành viên càng tham gia tích cực thì càng nhiều ý tưởng sẽ được tạo ra.
Ưu điểm:
Thực hiện dễ dàng, ít tốn thời gian.Tập trung ý kiến của các thành viên trong nhóm.Khuyến khích các thành viên tham gia thảo luận.
Nhược điểm:
Dễ lạc đề.Tốn nhiều thời gian để chọn ra ý kiến tốt nhất.Một số thành viên tham gia tích cực, một số lại không tham gia.Lưu trữ khó khăn, gây lãng phí.
Tạo ra nhiều ý tưởng nhờ kỹ thuật Brainstorming
3.4 Kỹ thuật “Bể cá”
Được áp dụng trongphương pháp dạy họcnhóm, học sinh sẽ được phân thành từng nhóm, nhận chủ đề và thảo luận. Những học sinh còn lại trong lớp sẽ ở phía bên ngoài cùng theo dõi các nhóm thảo luận và đưa ra nhận xét, đánh giá về cách ứng xử của học sinh trực tiếp thảo luận.
Điểm đặc biệt của kỹ thuật “Bể cá” chính là luôn có một chỗ trống trong các nhóm thảo luận để học sinh bên ngoài có thể ngồi và đóng góp ý kiến của mình. Trong suốt quá trình thảo luận, vai trò của người thảo luận trong nhóm và người ngồi ở bên ngoài hoàn toàn có thể bị thay đổi.
Ưu điểm:
Giải quyết triệt để các vấn đề.Phát triển được kỹ năng quan sát và khả năng giao tiếp của học sinh.
Nhược điểm:
Không gian thảo luận cần phải rộng rãi.Cần có sự hỗ trợ của thiết bị âm thanh hoặc phải nói to trong khi thảo luận.Thành viên quan sát bên ngoài khó tập trung vào chủ đề thảo luận.
3.5 Kỹ thuật “Tia chớp”
Là kỹ thuật nhằm huy động sự tham gia của tất cả thành viên trong lớp vào một câu hỏi, với mục đích phát huy khả năng giao tiếp và cải thiện không khí học tập chung của cả lớp. Kỹ thuật “tia chớp” yêu cầu học sinh phải trả lời các câu hỏi thật nhanh và ngắn gọn.
Ưu điểm:
Dễ dàng thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong buổi học.Giúp phát huy khả năng giao tiếp và cải thiện không khí học tập chung của lớp học.
Nhược điểm:
Học sinh khó diễn đạt câu trả lời của mình chỉ trong vòng 1-2 câu ngắn gọn.
Huy động cả lớp tham gia với một câu hỏi để tăng khả năng giao tiếp và cải thiện không khí học tập trong lớp
3.6 Kỹ thuật “XYZ” (Kỹ thuật 365)
Được áp dụng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong nhóm thảo luận. Ở kỹ thuật XYZ, X được xem là số người ở trong nhóm, Y là số ý kiến mà mỗi thành viên trong nhóm đưa ra, còn Z là số phút dành cho mỗi thành viên.
Xem thêm: Tuổi Canh Tu Ất Tuất Năm Nay Bao Nhiêu Tuổi Canh Tuất Năm Nay Bao Nhiêu Tuổi
Thông thường, kỹ thuật này sẽ cần đến 6 thành viên trong mỗi nhóm, mỗi người có 5 phút để viết ra 3 ý kiến về cách giải quyết vấn đề trong tờ giấy rồi chuyển cho thành viên khác, nên nó còn được biết đến với kỹ thuật 365.
Ưu điểm:
Đảm bảo các thành viên trong nhóm đều phải làm việc.
Nhược điểm:
Cần nhiều thời gian cho hoạt động nhóm, đặc biệt là khâu tổng hợp và đánh giá các ý kiến của thành viên.
3.7 Kỹ thuật Mindmap
Trong sốcác phương pháp dạy học tích cực, kỹ thuật mindmap – kỹ thuật bản đồ tư duy được đánh giá rất cao. Đây thực chất là một hình thức ghi chép mà học sinh sẽ dùng đến màu sắc và hình ảnh để mở rộng cũng như đào sâu các kiến thức, ý tưởng.
Ưu điểm:
Đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh khác nhau.Phù hợp để ôn tập hay liên hệ lý thuyết với thực tiễn.Giúp học sinh nắm nhanh về thông tin, ý tưởng cũng như giải thích, kết nối các thông tin với nhau dựa theo cách hiểu của mình.
Kỹ thuật bản đồ tư duy giúp đào sâu ý tưởng thông qua hình ảnh và màu sắc
3.8 Kỹ thuật “Chia sẻ nhóm đôi” (Think, Pair, Share)
Trongcác phương pháp dạy học, kỹ thuật “chia sẻ nhóm đôi” ra đời cách đây khá lâu vào năm 1981, được phát triển bởi giáo sư Frank Lyman thuộc đại học Maryland. Kỹ thuật này hoạt động theo hình thức chia nhóm đôi nhằm phát triển khả năng tư duy của các thành viên trong nhóm khi cùng giải quyết một vấn đề.
Ưu điểm:
Có sự phối hợp giữa thành viên trong nhóm để tạo ra câu trả lời tốt nhất.
Nhược điểm:
Khó quản lý dẫn đến việc học sinh trao đổi về những vấn đề không nằm trong phạm vi bài học.
3.9 Kỹ thuật Kipling (5W1H)
Được áp dụng khi muốn có thêm các ý tưởng mới hay trong trường hợp muốn xét đến nhiều khía cạnh của một vấn đề hay lựa chọn các ý tưởng để phát triển.
Ưu điểm:
Ít tốn thời gian, có tính logic cao.Áp dụng được cho nhiều tình huống.Áp dụng được cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau.
Nhược điểm:
Mang cảm giác bị điều tra.Xảy ra tình trạng mỗi người một ý.Sự kết hợp của thành viên trong nhóm bị hạn chế.
Tạo thêm các ý tưởng mới nhờ kỹ thuật Kipling
10 Kỹ thuật KWL (KWLH)
Đây là một hình thức giảng dạy bằng các hoạt động đọc hiểu được Donna Ogle phát triển và giới thiệu rộng rãi từ năm 1986. Vớiphương pháp dạy học tích cựcnày, học sinh giữ vai trò chủ đạo.
Sau khi có chủ đề bài đọc, học sinh sẽ suy nghĩ và ghi tất cả những hiểu biết của mình về chủ đề vào trong cột K (What we Know) của biểu đồ. Tiếp đến học sinh sẽ lên một danh sách các câu hỏi mà các em muốn biết rồi ghi vào trong cột W (What we Want to learn). Khi đã đọc xong bài, học sinh lần lượt trả lời câu hỏi ở mục W vào mục L (What we Learn).
Có thêm cột H bổ sung vào biểu đồ với mục đích định hướng nghiên cứu cho học sinh. Cột H là nơi mà học sinh sẽ ghi vào các biện pháp từ hoạt động tìm kiếm thông tin mở rộng, khi các em muốn hiểu rõ hơn từ nội dung ở cột L.
Ưu điểm:
Kích thích được sự hứng thú học tập cho học sinh.Tăng khả năng định hướng về học tập cho mỗi cá nhân.Giáo viên và học sinh tự đánh giá về kết quả dạy và học.
Nhược điểm:
Lưu trữ sơ đồ trong thời gian dài vì khi hoàn tất bước K và W, phải mất thêm một khoảng thời gian mới thực hiện đến bước L.
Trên đây là những kỹ thuật dạy học tích cực mà cẩm nang dạy học đã tổng hợp được từ các nguồn uy tín. Hy vọng đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích với thầy cô.