Thời điểm thích hợp để bắt đầu cho trẻ sơ sinh ăn dặm là câu hỏi được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng trẻ từ 4-6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu làm quen với thức ăn dặm, bởi giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ đã dần hoàn thiện và bắt đầu tiết ra enzyme amylase để tiêu hóa tinh bột.
Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất vẫn là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Lúc này, khả năng hấp thụ protein từ thịt, cá, trứng, sữa… của trẻ mới thực sự trọn vẹn, giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột.
Vậy trẻ 4-5 tháng tuổi có ăn dặm được không? Câu trả lời là tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu bé chưa có dấu hiệu muốn ăn, bú mẹ hoàn toàn và tăng trưởng tốt thì chưa cần vội cho ăn dặm. Ngược lại, nếu bé có biểu hiện muốn ăn, mẹ ít sữa hoặc không cho bé bú mẹ thì có thể bắt đầu cho bé tập ăn từ ít đến nhiều.
Lời khuyên tốt nhất vẫn là nên đợi trẻ được 6 tháng tuổi mới bắt đầu ăn dặm. Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, giúp tăng cường hệ miễn dịch và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Trẻ sơ sinh mấy tháng cho ăn bột ăn dặm là thắc mắc của nhiều người
Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ đã sẵn sàng ăn dặm? Cha mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sau: bé đòi bú nhiều hơn, thường xuyên khóc đêm, chóp chép miệng hoặc mút tay, nhìn chằm chằm vào người lớn khi ăn, thích thú khi được bón thức ăn.
Trẻ sơ sinh sẽ biểu hiện ra ngoài nếu muốn ăn bột dặm
Nhiều cha mẹ nóng lòng muốn cho con ăn dặm để bé nhanh cứng cáp, nhưng cũng lo lắng việc ăn dặm quá sớm có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Cho trẻ ăn dặm sớm có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến thận, nguy cơ bị sặc, thiếu vi chất dinh dưỡng, tổn thương dạ dày nếu chọn thức ăn không phù hợp, và thậm chí có thể làm chậm sự phát triển của trẻ.
Trẻ sơ sinh ăn bột dặm sớm ảnh hưởng lớn tới hệ tiêu hóa
Khi trẻ đủ tháng, cha mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn theo các nguyên tắc sau: bắt đầu bằng bột ngọt loãng như bột gạo, bột lúa mì, khoai lang, chuối, xoài…; mỗi ngày 2 bữa với lượng ăn từ 2-3 muỗng cà phê rồi tăng dần; cho bé ăn từng loại thức ăn riêng biệt để làm quen với mùi vị; theo dõi phản ứng của trẻ (phân vàng mềm là dấu hiệu tiêu hóa tốt); sau 2-4 tuần ăn bột ngọt có thể bắt đầu cho ăn bột mặn, đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: đạm, tinh bột, béo, vitamin; không nêm gia vị cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Tóm lại, thời điểm cho trẻ ăn dặm phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, tốt nhất là khi trẻ được 6 tháng tuổi và đã sẵn sàng. Quan trọng nhất là cha mẹ cần chế biến bột dặm đúng cách và cho bé ăn đúng phương pháp.
Discussion about this post