Rụng rốn là một quá trình sinh lý tự nhiên ở trẻ sơ sinh. Thông thường, rốn sẽ rụng trong khoảng 8-10 ngày sau sinh và liền hẳn sau khoảng 15 ngày. Tuy nhiên, thời gian rụng rốn có thể khác nhau tùy theo cơ địa của từng bé và cách chăm sóc của mẹ. Một số trẻ có thể rụng rốn sớm hơn hoặc muộn hơn so với mốc thời gian này. Nếu rốn của bé khô và sạch sẽ thì cha mẹ không cần quá lo lắng nếu bé rụng rốn sau 2 tuần. Tuy nhiên, nếu rốn của trẻ sơ sinh lâu khô và vẫn còn ướt sau một thời gian, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ.
Sau khi rụng rốn, có thể mất vài ngày để rốn khô hẳn và có thể chảy một ít dịch. Tuyệt đối không nên tự ý áp dụng các mẹo dân gian để làm khô rốn, đặc biệt là khi rốn còn ướt. Việc đắp lá hoặc các vật lạ lên rốn có thể gây nhiễm trùng hoặc ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Có ba nguyên nhân chính khiến rốn trẻ sơ sinh lâu khô:
- Cơ thể bé chậm thích nghi với môi trường bên ngoài.
- Bé gặp vấn đề về bệnh lý ở rốn.
- Cách chăm sóc rốn của mẹ chưa đúng.
Nguyên nhân rốn trẻ sơ sinh lâu khô và cách chăm sóc
Nếu sau khi rụng rốn mà rốn của bé vẫn chưa khô trong nhiều ngày, đặc biệt là khi dịch rỉ ra có màu vàng, mùi hôi hoặc lẫn máu, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám kịp thời.
Cha mẹ cần cảnh giác với các dấu hiệu bất thường ở rốn trẻ sơ sinh, cả trước và sau khi rụng rốn:
- Rốn chảy dịch màu vàng, có mùi hôi, chân rốn sưng tấy: Có thể là dấu hiệu của viêm rốn có mủ. Nếu kèm theo sốt cao, bỏ bú, mệt mỏi, cần đưa bé đi khám ngay.
- Phía dưới rốn sưng phù, tấy đỏ, vuốt thành bụng theo chiều xương mu lên rốn có mủ chảy ra: Có thể bé bị viêm động mạch rốn. Nếu vuốt từ mỏm ức xuống thấy mủ chảy ra, có thể bé bị viêm tĩnh mạch rốn.
- Rốn trẻ sơ sinh rụng sớm nhưng chân rốn vẫn ướt, có dịch vàng: Có thể là dấu hiệu của u hạt rốn. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nhiễm trùng rốn.
- Uốn ván rốn: Thường xảy ra khi mẹ bầu không tiêm phòng uốn ván. Vi khuẩn Clostridium Tetani xâm nhập vào cơ thể trẻ qua vết cắt rốn.
- Chảy máu rốn nhiều, khó cầm máu.
- Sau 3 tuần rốn chưa rụng và sau khi rụng 1 tuần chưa khô.
Dấu hiệu bất thường ở rốn trẻ sơ sinh
Nếu rốn trẻ sơ sinh lâu khô nhưng không có các dấu hiệu bất thường kể trên, cha mẹ có thể chăm sóc rốn cho bé theo các bước sau:
- Giữ rốn luôn sạch sẽ: Sau khi rụng rốn, vệ sinh rốn cho bé 3-4 lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý.
- Tránh vùng rốn khi tắm: Tắm cho bé từng bộ phận, từ đầu đến chân, tránh vùng rốn vì cần vệ sinh riêng.
- Băng rốn đúng cách: Sau khi tắm, dùng miếng bông hoặc gạc thấm dung dịch được bác sĩ chỉ định lau sạch rốn từ đầu đến chân rốn. Sau đó, đắp băng gạc mới lên và cố định bằng băng dính. Nhớ rửa tay sạch sẽ bằng cồn 70 độ trước khi thực hiện.
Discussion about this post