Đậu phộng (lạc) mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng nhiều bà bầu vẫn băn khoăn liệu có nên ăn đậu phộng khi mang thai hay không vì lo ngại nguy cơ dị ứng cho con. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc đó và cung cấp thông tin hữu ích cho mẹ bầu.
Giải đáp: Mang thai ăn đậu phộng được không? Có gây dị ứng cho bé?
Quan niệm trước đây cho rằng bà bầu không nên ăn đậu phộng khi mang thai vì có thể làm tăng nguy cơ dị ứng ở trẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã đưa ra kết luận ngược lại. Bà bầu hoàn toàn có thể ăn đậu phộng, thậm chí còn có thể bảo vệ bé khỏi dị ứng sau này.
Nghiên cứu trên 60.000 bà mẹ và trẻ em của các nhà khoa học Đan Mạch cho thấy, những trẻ 18 tháng tuổi có mẹ ăn đậu phộng giảm 25% nguy cơ bị hen suyễn và 30% nguy cơ dị ứng ở trẻ 7 tuổi.
Tuy nhiên, bà bầu cần thận trọng khi ăn đậu phộng. Nếu xuất hiện các triệu chứng như ngứa ran trong miệng, đau bụng, buồn nôn, phát ban, nổi mề đay, khó thở… thì cần cấp cứu ngay lập tức. Đây là dấu hiệu dị ứng đậu phộng, có thể di truyền cho con.
Phụ nữ mang thai băn khoăn về việc ăn đậu phộng
Bà bầu ăn đậu phộng khi mang thai: Những lợi ích tuyệt vời
Nếu không bị dị ứng với đậu phộng, bà bầu hoàn toàn có thể ăn loại hạt này vì nó mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Đậu phộng cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho mẹ và bé như vitamin E, B, magie, canxi, sắt, đồng, kẽm, kali…
Đậu phộng cũng hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ dị tật thai nhi. Hàm lượng folate (axit folic) cao trong đậu phộng rất cần thiết để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung 400 microgam axit folic trước và trong thời kỳ đầu mang thai có thể giảm tới 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ.
Tuy nhiên, dù tốt đến đâu, bà bầu cũng không nên ăn quá nhiều đậu phộng.
Lợi ích của đậu phộng cho phụ nữ mang thai
Lưu ý khi bà bầu ăn đậu phộng
Đậu phộng chứa 40% chất béo, nếu ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu và táo bón.
Những bà bầu dễ dị ứng hoặc có tiền sử gia đình bị dị ứng đậu phộng nên cân nhắc khi ăn và tham khảo ý kiến bác sĩ. Sau khi sinh, nên kiểm tra xem bé có bị dị ứng đậu phộng không để tránh những tình huống xấu.
Ngoài đậu phộng, mẹ bầu có thể bổ sung các loại hạt khác như óc chó, hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ, hạt bí ngô… Đây đều là những loại hạt tốt cho bà bầu và sự phát triển trí não của thai nhi.
Bà bầu có thể ăn đậu phộng luộc, rang nếu không bị dị ứng. Có thể chế biến đậu phộng thành nhiều món ăn khác nhau tùy theo sở thích.
Hạn chế ăn quá nhiều đậu phộng để tránh đầy bụng
Cần loại bỏ những hạt đậu phộng bị mốc, lép để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chế độ ăn uống khoa học, đủ chất, kết hợp với việc khám thai định kỳ sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và “mẹ tròn con vuông”.
Discussion about this post