Nước mía là thức uống giải khát quen thuộc, giàu dinh dưỡng với hơn 70% là đường, cung cấp năng lượng dồi dào. Bên cạnh đó, nước mía còn chứa protein, canxi, magie, kali, sắt, vitamin A, B, C và gần 30 loại axit hữu cơ có lợi cho sức khỏe. Vậy bà bầu 3 tháng đầu có nên uống nước mía không? Câu trả lời là CÓ.
Nước mía mang lại nhiều lợi ích cho thai phụ trong giai đoạn đầu thai kỳ. Cụ thể:
- Bổ sung năng lượng, calo, giảm triệu chứng ốm nghén.
- Chất chống oxy hóa trong nước mía tăng cường hệ miễn dịch, giúp mẹ bầu chống lại các bệnh vặt thường gặp.
- Kali hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm đầy hơi, khó tiêu.
- Protein thúc đẩy sự phát triển của thai nhi, giúp bé tăng cân khỏe mạnh.
- Duy trì lượng nước ối.
Vì vậy, mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng nước mía ngay từ những ngày đầu mang thai.
Mẹ bầu uống nước mía trong 3 tháng đầu thai kỳ
Tuy nhiên, nước mía tốt nhưng không nên lạm dụng. Mẹ bầu cần coi nước mía là thức uống bổ sung dưỡng chất, bên cạnh chế độ dinh dưỡng đầy đủ hàng ngày. Lượng đường cao trong nước mía (12g/100ml) có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu uống quá nhiều:
- Thừa cân, béo phì, hoặc làm nặng thêm tình trạng tiểu đường thai kỳ.
- Đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Hạn chế uống nước mía quá nhiều khi mang thai
Vậy uống nước mía như thế nào là tốt nhất cho bà bầu 3 tháng đầu? Dưới đây là một số lưu ý:
- Không uống quá nhiều: Tối đa 1 ly/ngày, không vượt quá 400ml.
- Mẹ bầu béo phì hoặc bị tiểu đường thai kỳ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống.
- Mẹ bầu bị nghén nên uống từ từ, có thể thêm lát gừng hoặc nhai mía để giảm buồn nôn.
- Tránh uống nước mía vào buổi sáng sớm và tối muộn để tránh lạnh bụng.
- Chỉ uống nước mía đảm bảo vệ sinh, không uống nước mía có mùi lạ hoặc sủi bọt. Nước mía ép nên uống trong ngày, bảo quản tối đa 3 tiếng.
Discussion about this post