Coinbase là 1 trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất trên thế giới hiện tại. Tính đến nay, Coinbase đã có mặt tại hơn 100 quốc gia trên 6 châu lục với hơn 98 triệu người dùng đã xác minh.
Trong báo cáo doanh thu quý 1 năm 2022 sàn giao dịch Coinbase đã ghi nhận mức lỗ 430 triệu đô la Mỹ, không chỉ doanh thu giảm mà số người dùng giao dịch hàng tháng trên Coinbase cũng giảm hơn 19% và nhiều dự án list lên Coinbase đang có những đợt giảm giá nhất định khiến cho nhiều người dùng nghi ngờ về độ uy tín các dự án mà Coinbase list gần đây.
Biến động 30 ngày qua của các dự án list Coinbase gần đây
Thường các dự án list Coinbase sẽ có những mức tăng trưởng mạnh nhờ hiệu ứng cho việc lên Coinbase, tuy nhiên theo bảng mà mình cập nhật thì mọi người có thể thấy các dự án được list trên Coinbase gần đây đủ các phân mục và các dự án đều có mức giảm cao từ 15% trở lên và có nhiều dự án giảm hơn 40% trở lên.
Flow vừa được list Coinbase trong tháng 5 vừa qua
Các dự án trước khi list lên Coinbase sẽ qua một quy trình đánh giá rất nghiêm ngặt về bảo mật, về team, về pháp lý và tính ứng dụng của dự án. Cho nên theo mình trong thời gian vừa qua thì 1 phần ảnh hưởng của thị trường đã có những đợt giảm giá nên các dự án list lên Coinbase cũng khó tránh khỏi tình trạng chung của thị trường, nhưng về độ uy tín của dự án thì việc lên Coinbase vẫn qua nhiều quy trình đánh giá của sàn giao dịch nên mức độ an toàn của các dự án list lên Coinbase vẫn rất cao và Coinbase cũng là 1 sàn giao dịch thuộc top đầu thị trường bên cạnh Binance nên mọi người cũng có thể yên tâm về điều này.
Để mọi người hiểu rõ hơn về yêu cầu của các dự án trước khi được list lên Coinbase, BTA HUB đã có 1 bài lược dịch từ bài viết gốc mà Coinbase yêu cầu các dự án phải cung cấp trước khi list. Mọi người cùng đi sâu vào bài viết nhé!
Những yếu tố mà Coinbase đánh giá 1 dự án
Những điều kiện để Coinbase xem xét list 1 dự án
- Đối với những dự án mở bán lần đầu, những người phát triển không có những hành động để shill dự án, kêu gọi các nhà đầu tư mua token dự án.
- Các dự án phải có tính ứng dụng cụ thể, hỗ trợ được người tham gia.
- Các dự án không bao gồm thông tin về UBO (Ultimate Beneficial Owners – Chủ sở hữu được hưởng lợi cuối cùng) và những nhà phát triển dự án.
- Những dự án sẽ giảm cơ hội list Coinbase nếu dự án đó hợp tác với những tổ chức và cá nhân không uy tín.
Yêu cầu về quản trị
- Những dự án có nhà phát triển tác động nhiều đến dự án và chiếm đoạt tiền của người dùng sẽ giảm cơ hội list lên Coinbase. Coinbase yêu cầu các dự án tuân theo nguyên tắc “ít đặc quyền nhất”, được áp dụng trong phạm vi càng hẹp càng tốt cho chức năng được yêu cầu tối thiểu.
- Coinbase sẽ chọn những dự án có tính ứng dụng thực tế, thanh khoản cao và cộng đồng lớn để hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi cho người dùng của Coinbase.
Yêu cầu về cơ chế quản trị
- Các validators của dự án được kiểm soát theo cơ chế tập trung để các dự án tránh được rủi ro bị tấn công.
- Dự án sẽ kiểm soát việc kích hoạt, duy trì chức năng hoặc mã của nền tảng và phối hợp với các bên liên quan để khi xảy ra sự cố có thể khắc phục nhanh hơn. Cho nên cần có các khóa cần thiết để khi xảy ra sự cố thực hiện các hành động đặc quyền như tạm dừng giao dịch, sửa đổi số dư mã thông báo hoặc thay đổi hoàn toàn logic của mã thông báo được kiểm soát bởi một cá nhân hoặc được nắm giữ trong một hệ thống.
- Nhà phát triển dự án sẽ nắm 1 phần đáng kể token của dự án để đưa ra các quyết định quản trị. Tuy nhiên nhà phát triển sẽ không nắm giữ phần lớn token của dự án để tránh ảnh hưởng đến việc giả mạo các khối được khai thác.
Yêu cầu đối với các dự án mới
- Yêu cầu đầu tiên đó là mã nguồn phải riêng tư, lấy ví dụ các dự án trên Ethereum, không thể xác minh được mã nguồn thông qua Etherscan. Nếu không có quyền truy cập vào mã nguồn, kiểm toán viên hoặc kỹ sư bảo mật không thể dễ dàng phân tích token, loại trừ các đánh giá có độ tin cậy cao và gây ra sự chậm trễ đáng kể.
- Dự án phải được kiểm toán bảo mật từ một công ty kiểm toán có uy tín.
- Mã nguồn không sử dụng các tiêu chuẩn ngành. Ưu tiên các tiêu chuẩn đã được kiểm tra kỹ lưỡng chẳng hạn như kho lưu trữ smart contracts của OpenZeppelin.
Tổng kết:
Chúng ta có thể thấy trong thời gian vừa qua các dự án list Coinbase không còn những đợt tăng trưởng lớn như thời gian trước đây tuy nhiên đó là tình trạng chung của thị trường trong thời gian vừa qua khi giá của các đồng coin khác cũng giảm rất mạnh khi nhiều tin tức xấu ảnh hưởng đến thị trường. Về độ uy tín của các dự án thì qua bài viết mọi người có thể thấy Coinbase có 1 quy trình đánh giá rất nghiêm ngặt các dự án trước khi list để bảo vệ người dùng của họ và độ uy tín của sàn. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp cho mọi người có thêm những thông tin bổ ích trong việc đầu tư của mình nhé!!
Các bạn vừa theo dõi bài viết: Các dự án list Coinbase đang mất dần độ nóng?
thuộc chuyên mục Chia Sẻ Kiến Thức. Hy vọng với những gì mà Thủ Thuật chia sẻ sẽ giúp ích được cho bạn, chúc các bạn may mắn!!!