Mẹ bị sốt khi đang cho con bú là tình trạng không hiếm gặp. Điều này khiến nhiều mẹ lo lắng không biết có nên tiếp tục cho con bú, và nếu cần dùng thuốc thì loại nào an toàn cho cả mẹ và bé. Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp, giúp mẹ có hướng xử lý phù hợp.
Sau sinh, sức đề kháng của phụ nữ thường yếu hơn, dễ mắc các bệnh như cảm cúm, sốt siêu vi, sốt xuất huyết,… khiến việc chăm sóc bé yêu gặp nhiều khó khăn. Vậy mẹ bị sốt có nên cho con bú không?
Thông thường, mẹ bị sốt vẫn có thể cho con bú. Chất gây sốt có thể ngấm vào sữa mẹ nhưng lượng rất nhỏ, không đủ gây sốt cho bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ cần cân nhắc việc tạm ngừng cho bé bú trực tiếp, chẳng hạn như:
- Sốt nhiễm khuẩn nặng hoặc sốt virus.
- Sốt cao trên 39.5 độ C.
- Sốt do ngộ độc thực phẩm, kèm theo nôn mửa.
Trong trường hợp sốt kéo dài 2-3 ngày không khỏi, mẹ nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.
Mẹ bị sốt khi đang cho con bú phải làm sao?
Việc sử dụng thuốc khi mang thai và cho con bú cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Một phần thuốc có thể đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến bé. Gan và thận của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, khả năng đào thải chất độc thấp hơn người lớn rất nhiều. Do đó, nếu không thực sự cần thiết, mẹ nên hạn chế dùng thuốc.
Nếu sốt nhẹ, mẹ có thể áp dụng các biện pháp hạ sốt dân gian, nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ để nhanh chóng hồi phục.
Mẹ bị sốt nhẹ khi cho con bú không nên vội dùng thuốc
Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Mỗi loại thuốc có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến sữa mẹ. Một số loại thuốc hạ sốt, vitamin, giảm đau thông thường ít ảnh hưởng đến việc cho con bú. Tuy nhiên, nếu phải sử dụng kháng sinh như Metronidazon, cloramphenicol, tetraxiclin,… mẹ nên tạm ngừng cho bé bú. Bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về thành phần thuốc và tác động của nó đến sữa mẹ, đảm bảo an toàn cho bé.
Tham khảo ý kiến bác sĩ khi mẹ bị sốt cần dùng thuốc
Khi bị sốt, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp hạ sốt tại nhà như:
- Lau người bằng khăn ấm ở nách, trán, bẹn. Mặc quần áo thoáng mát.
- Súc miệng và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.
- Uống nhiều nước, có thể pha thêm mật ong và chanh.
- Ăn cháo hành tía tô.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Cháo hành tía tô giúp mẹ hạ sốt an toàn khi cho con bú
Chăm sóc con nhỏ là một hành trình đầy thử thách, nhưng với kiến thức và sự kiên trì, mẹ sẽ vượt qua mọi khó khăn để nuôi con khỏe mạnh.
Discussion about this post