— HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT
1. Chạy file setup_coffee_talk_1.48_(56192).exe để cài đặt game. 2. Play game!
— CẤU HÌNH TỐI THIỂU
MINIMUM: OS: Windows 7 SP1+ Processor: 2.4 GHz or faster processor Memory: 2 GB RAM Graphics: 512 MB display memory DirectX: Version 9.0c Storage: 600 MB available space
— CỐT TRUYỆN, ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT GAME
Mang đậm phong cách của bộ manga Bartender, Coffee Talk nhẹ nhàng chậm rãi, đôi khi khiến người ta phát bực nhưng chẳng thể nào nỡ thoát game.
Coffee Talk là tựa game mô phỏng cuộc sống khá thú vị, nơi người chơi tìm thấy cơ hội pha chế đồng thời tự thưởng thức một tách cà phê Espresso đậm đà, trong khi đó gia vị phụ trội là câu chuyện đời rất thú vị của của nhưng cư dân hiện đại ở thành phố Seattle. Tọa lạc ở phía tây tiểu bang Washington (Mỹ), Seattle được bao phủ bởi đồi núi trập trùng và nhiều vịnh biển xinh đẹp. Thành phố cảng biển đáng sống nhất nước Mỹ không chỉ phát triển mạnh về công nghệ thông tin, hàng không, kiến trúc… mà còn ghi dấu ấn bởi nền văn hóa đa dạng, người dân thân thiện, hiếu khách. Tất nhiên cuộc sống hiện đại luôn có mặt trái là những áp lực dồn dập khiến người ta bỏ lỡ cơ hội để thưởng thức một tách cà phê ngon hay chính xác hơn là giữa những lo toan bộn bề đó, ai sẽ là người lắng nghe tâm sự khi buồn phiền ngày một chất chứa?
Tương tự với Bartender, Coffee Talk kể lại một câu chuyện chậm rãi, đôi khi chậm đến mức khiến người ta muốn phát bực nhưng chẳng thể nỡ lòng rời đi khi vị khách đối diện vẫn còn một bầu tâm sự… chưa trút xong. Đóng vai trò chủ quán, tương tự Ryū Sasakura tại Eden Hall, một quầy rượu nhỏ tọa lạc trong con con hẻm hẻo lành thuộc khu vực Ginza, Tokyo. Một nơi vắng vẻ nhưng ấm áp, có một vị pha chế sư biết lựa chọn đồ uống phù hợp với tâm trạng của khách hàng và quan trọng nhất là người ta có thể tùy ý tìm đến đó mỗi khi cảm thấy buồn phiền quá đỗi hoặc gặp rắc rối khi mắc kẹt với cuộc sống của chính bản thân. Ryū Sasakura không phải là thần tiên nhưng anh ta có khả năng lựa thứ đồ uống phù hợp giúp tâm linh của những kẻ cần cứu rỗi được thăng bằng và nhân vật chính trong Coffee Talk cũng có kỹ năng như vậy.
Khi cuộc sống trở nên khó khăn, mọi người thường có xu hướng tìm đến bất cứ nguồn viện trợ nào để an ủi bản thân hoặc ít nhất cung cấp cho họ ít lòng tin để vượt qua con trăng khốn khó. Với nhiều người họ sẽ cần nhiều thứ hoành tráng để xoa dịu tâm linh bị tổn thương như mua sắm thả cửa, du lịch dài ngày hay “chịch xoạc” cho đến khi phát tiết hết mọi bất mãn trong cuộc sống. Nhưng số còn lại có sở thích đơn giản, dễ chiều chuộng hơn khi chỉ đòi hỏi một tách cà phê ngon cùng một người barista hiểu chuyện đồng thời biết lắng nghe là quá đủ cho một cuộc tình. Những tay làm game tại Toge Productions hiển nhiên là rành vụ này và chuyển thể nó một cách tương đối hoàn chỉnh (chớ chưa hoàn hảo) lên tựa game mang tên Coffee Talk. Một số cuộc trò chuyện có thể giúp xả stress nhưng số còn lại sáo rỗng đến khó tin và khiến người chơi cảm giác muốn stress theo nhân vật trong game.
Bối cảnh của Coffee Talk không có gì đặc biệt, không khoa huyễn cũng chẳng steampunk khi hạ thổ tại Seattle, thành phố cảng biển tọa lạc ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ vào năm 2020. Khoan, có gì đó sai sai ở đây, trong khi mở quán, ngoài khách thường, người chơi Coffee Talk còn phải tiếp đón nhưng sinh vật “lạ” gồm người sói, ma cà rồng, yêu tinh, succubus và thậm chí là đám ngoài hành tinh thỉnh thoảng ghé quán làm ly cappuccino cho ấm bụng trong những ngày Đại Tây Dương trái gió trở trời. Điều đáng ngạc nhiên là đám dị nhân này không cố tách mình khỏi xã hội loài người như mấy cái phim X-Men hay Marvel thập cẩm cố đầu độc chúng ta. Coffee Talk bình thường hóa những điều bất thường khi yêu tinh xây dựng công ty khởi nghiệp, người lùn làm việc cho hãng ô tô hay bọn Orc thích sử dụng máy tính để giải quyết công việc thay vì rìu chiến hai lưỡi.
Dị loại và nhân loại không có quá nhiều sự khác biệt trong trò chơi này và thật là thú vị khi bắt đầu pha cà phê cho cái đám này uống lấy ngót sau đó ngồi khề khà tâm sự mấy chuyện vụn vặt khiến chúng cảm thấy cuộc sống này quá khó vượt qua. Nhân tiện tại sao lại là quán cà phê của tui trong khi thành phố Seattle chắc cũng vài chục ngàn quán mở từ sáng tới khuya? À thì NSX giải quyết vụ này cái một khi mặc định là đêm Seattle không thích hợp kinh doanh nhưng bạn vẫn chơi liều và bằng cách quỷ yêu nào đó, đám dị loại kia xem đây là nơi chốn đi về tâm sự thế là bỗng dưng đắt khách. Thế là câu chuyện tâm sự vụn nhưng kéo dài nhiều kỳ giữa đêm khuya trong Coffee Talk cứ thế mà bắt đầu và kéo dài vô tận cho đến khi thế giới, à không phải là dị giới này bị diệt vong. Quả nhiên thứ được mô phỏng không chỉ là quán café mà còn bao gồm cả cuộc sống này nữa.
Thoạt nghe hầu hết chúng ta đều sẽ nghĩ Coffee Talk là kiểu game với các đoạn hội thoại dài lê thê và người ta phải lựa chọn đúng câu trả lời đối đáp để mọi thứ được ổn thỏa? Ờ thì đúng là hội thoại có hơi lê thê và những người kém tiếng Anh đồng thời giỏi dùng Google Translate như Mọt tui sẽ rất vất vả để nắm bắt tinh túy trong từng câu chữ nhưng thật may bạn không cần lựa chọn câu trả lời nào cả. Cách thức để tương tác với tình huống trong game đơn giản hơn ta tưởng. Bản thân là một barista mẫn cán, điều người chơi có thể làm tốt nhất chính là lựa chọn đúng thức uống cho khách hàng của mình. Ví dụ như gã người sói kiêm nhân viên văn phòng vừa mới bị lão chủ bắt nạt hồi sáng, đêm nay hắn sắp lên cơn cuồng nộ. Các xử lý thông minh là hãy cho nó một vại lớn Lang Độc Dược Tề nhiều đường, nhiều sữa bớt caffein được ướp lạnh để ngăn cản thanh niên này biến hình sau đó đi múa quạt trên nền Vinahouse.
Nhiều dân Mẽo chơi Coffee Talk đánh giá rằng đây là một game nặng về văn phạm và thật ngạc nhiên khi một hãng nhỏ như Toge Productions lại có một pha xử lý tốt như vậy. Điểm trừ là một vài chỗ còn lỗi chánh tả với ngữ pháp, phần này là do bạn bè quốc tế đánh giá chớ Mọt tui thì tiếng Anh chỉ bao gồm 12 năm giáo dục phổ thông nên không dám bàn nhiều. Không rành ngữ pháp nhưng tui vẫn hiểu khoảng 85% nội dung hội thoại trong game và thú thật là nó ẩn chứa nhiều thông điệp về nhân sinh nặng nề được ngụy trang khéo léo đằng sau vẻ bề ngoài khá nhẹ nhàng tươi sáng. Hầu hết các vấn đề đang khiến nước Mỹ bị chia rẽ không ít thì nhiều đều bị các nhân vật cố ý đề cập đến. Chuyện tình ngang trái giữa gã yêu tinh và nàng mị ma nghe thú vị và hơi trái khoáy nhưng lại ngầm đá đểu vụ phân biệt chủng tộc hay vụ người sói bị ông chủ bắt nạt ở trên có khác gì mấy bài báo đá đểu chủ nghĩa tư bản vạn ác đâu.
Đáng tiếc là Toge Productions làm vụ đá đểu này chưa đủ ép phê hay nói chính xác là thiếu sự đa dạng khiến cái màn lắng nghe đám dị loại tâm sự nó hơi nhàm chán sau nhiều lần lặp đi lặp lại các tình huống giống nhau. Trong số khách hàng có phần lặp lại đó, thú vị nhất chắc là gã người ngoài hành tinh tên Neil. Một thanh niên xấu số đến từ một hành đã bị hủy diệt khát khao gầy dựng lại văn minh của giống nòi bằng cách tạo ra thật nhiều hậu duệ thông qua các “đối tác” tìm thấy trên ứng dụng hẹn hò qua mạng. Mới nghe thì thấy thằng cha này rất là cao thượng, rất là vì lợi ích lớn lao hơn, rất là hạo nhiên chính khí nhưng khi đã cảm thấy có gì đó sai sai thì hóa ra đây lại là “phịch thủ” chính hiệu con dê vàng ngơ ngác. Phịch thủ muôn đời vẫn là khốn như nhau, dù đó là người nước ngoài hay người đến từ hành tinh khác cũng không có ngoại lệ.
Coffee Talk là một trải nghiệm thú vị. Dù đôi lúc trò chơi gặp rắc rối khi không thể quyết định xem nên đào sâu chủ đề đến mức nào. Có lúc cuộc trò chuyện rất cởi mở, dễ hiểu và kết thúc của nó là viên mãn khi cả khách hàng lẫn barista đều cảm thấy hài lòng. Có lúc nó như một câu hỏi chơi vơi không lời giải giải đáp trong khi dòng đời thì vẫn cứ cuồn cuộn những cơn sóng sẵng sàng vùi dập những mảng đời lạc trôi. Nhưng ít nhất game thủ vẫn được bảo đảm tính giải trí trong suốt quá trình trải nghiệm của bản thân và có lúc người chơi sẽ thực sự quan tâm đến các khách hàng cũng như hành trình tiếp theo của họ, ngay cả khi hành trình đó không đưa đến một kết thúc thú vị. Tóm lại nếu đã ưa thích các game mô phỏng cuộc sống nhẹ nhàng để tận hưởng từng phút giây bình yên kiểu Spiritfarer hay The Fruit of Grisaia, chắc chắn Coffee Talk là trải nghiệm giả lập nhân sinh đầy thú vị mà người ta khó có thể bỏ qua trong những ngày đầy thử thách này!
Source: https://www.gog.com/game/coffee_talk