Hiện nay trong giới trẻ xuất hiện một từ khá mới lạ: thảo mai. Cùng với đó là những nhận xét về một người như bạn này thật thảo mai, con nhỏ đó thảo mai lắm. Vậy thảo mai là gì? Người thảo mai là người như thế nào? Thảo mai là tốt hay xấu? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích tường tận về từ thảo mai để các bạn nắm rõ.
Thảo mai là gì?

Từ thảo mai là một từ mới xuất hiện ở giới trẻ Việt Nam. Do đó, rất nhiều người còn chưa biết thảo mai là gì. Theo nghĩa Hán Việt thì thảo có nghĩa là cỏ. Ngoài ra từ này cũng có nghĩa là bàn bạc, thảo luận. Mai là ban mai, là thời điểm đất trời chuyển giao từ buổi đêm đến bình minh. Tuy nhiên, giới trẻ Việt Nam không dùng từ thảo mai với nghĩa là cây cỏ trong ban mai. Mà thay vào đó là ý muốn nói đến tính cách con người.
Thảo mai là từ để chỉ những người có tính giả tạo (thường để nói về phụ nữ). Người này nói một đằng nhưng lại làm một nẻo. Người thảo mai luôn cố tỏ ra mình là người cởi mở, thân thiện, nhẹ nhàng, hiền lành, thục nữ. Nói chung, người thảo mai luôn muốn tỏ ra mình là một cô gái hoàn hảo, lương thiện nhưng thực chất lại là người mưu mô, xấu tính, hay nói xấu người khác sau lưng.
Thảo mai cũng được dùng với nghĩa để ám chỉ những người có những hành động gượng gạo và giả lả, là một cách nói giảm nói tránh của từ giả tạo. Người thảo mai cũng luôn muốn thể hiện mình quá mức. Nói chung, từ thảo mai được giới trẻ Việt Nam dùng với nghĩa tiêu cực. Thậm chí, đôi khi có bạn trẻ lấy ý tưởng tạo tên nhóm cho 1 nhóm người bị ghét là nhóm thảo mai.
Từ thảo mai được dùng cho ai đầu tiên?

Nhân vật đầu tiên được gắn với từ thảo mai chính là nhân vật chị Nguyệt trong bộ phim Phía trước là bầu trời. Đây là bộ phim đã phát sóng cách đây 20 năm và mới được dân cư mạng đào mộ lại.
Ngay lập tức, bộ phim nhận được sự quan tâm, yêu thích của giới trẻ bây giờ và nhân vật được yêu thích nhất có lẽ chính là chị Nguyệt. Nguyệt là cô gái khéo ăn khéo nói, cư xử khôn ngoan và luôn toan tính để bản thân mình nhận được nhiều lợi ích nhất.
Bản chất cô không phải người xấu nhưng cách hành xử bên ngoài thân thiện, bên trong bực tức, lợi dụng của cô nàng đã khiến cô được gắn với biệt danh Nguyệt thảo mai. Từ thảo mai có lẽ cũng được bắt nguồn từ đây.
Nhận biết một người thảo mai như thế nào?

Sau khi đã biết thảo mai là gì thì chúng ta cũng nên biết cách để phân biệt được một người thảo mai để tránh tiếp xúc. Những người thảo mai thường có những biểu hiện sau:
- Hay nói xấu sau lưng người khác. Trước mặt người đó thì lại tươi cười nịnh hót.
- Tỏ thái độ thân thiện, hòa nhã với ai đó nhưng khi họ vừa đi thì liền thay đổi sắc mặt.
- Trong công việc thì luôn nói nhiều, nịnh nọt cấp trên nhưng hiệu suất công việc thì chẳng được bao nhiêu.
- Thể hiện quá thái, lố bịch, õng ẹo tiểu thư để lấy lòng đàn ông.
Bên cạnh đó, để hiểu rõ hơn thảo mai là gì thì các bạn có thể tham khảo video sau:
Trên đây là những giải đáp chi tiết cho câu hỏi thảo mai là gì? Thảo mai là từ để chỉ các cô gái giả tạo, những cô gái xấu tính nhưng luôn tỏ ra mình là người hoàn hảo, muốn lấy được sự ngưỡng mộ, sự thương cả từ người khác. Trong cuộc sống hiện nay có không ít người thảo mai, các bạn hãy tỉnh táo để phân biệt được những người này.
Thảo mai là tốt hay xấu?
Thảo mai không phải là một từ để nhận xét người tốt. Từ thảo mai có nét nghĩa tiêu cực. Người thảo mai là người giả tạo, bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo và luôn mưu mô để bản thân mình hưởng được nhiều lợi lộc nhất. Trong cuộc sống hiện nay, người thảo mai bị mọi người rất ghét.
Có nên chơi với người thảo mai hay không?
Như đã nói ở trên, thảo mai không phải là một từ dùng để nhận xét người tốt. Mà muốn chọn người chơi cùng thì tất nhiên chúng ta phải chọn bạn tốt để chơi. Do đó, hãy tránh người thảo mai nếu có thể. Bạn sẽ không thể lường trước được người có tính cách thảo mai sẽ làm gì với mình. Họ có thể bên ngoài thì nồng nhiệt, thân thiện với bạn những đằng sau thì có thể nói xấu bạn với người khác. Nguy hiểm hơn, họ có thể lợi dụng bạn để thực hiện những việc có lợi cho bản thân mình.
Người yếu đuối có phải là người thảo mai không?
Yếu đuối và thảo mai là hai từ khác nhau nên không thể khẳng định được người yếu đuối có phải là người thảo mai hay không. Nếu người yếu đuối nhưng sống thật với cảm xúc của mình, biết lo lắng cho người khác thì không phải là người thảo mai. Còn người yếu đuối mà bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo, luôn giả tạo tỏ ra mình đáng thương trong khi tâm hồn u tối, không có lòng đồng cảm thì chính là người thảo mai. Ranh giới giữa yếu đuối và thảo mai rất mong manh nên các bạn cần xem xét kỹ lưỡng để kết luận.
Làm gì để tránh mình biến thành người thảo mai?
Để tránh bản thân mình biến thành người thảo mai thì hãy sống đúng với cảm xúc của mình. Yêu thương và đối xử với mọi người xung quanh một cách chân thành để các mối quan hệ của mình được tốt đẹp hơn. Tuyệt đối không được giả tạo, nói dối để nịnh bợ hay tâng bốc người khác, cũng không được nói xấu người khác sau lưng vì đây đều là những thói xấu và biến bạn trở thành một người thảo mai.
Source: ThuThuat