Chào mừng anh em đến với ThuThuat.com.vn. Sau đây là
Trẻ 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi chậm nói cha mẹ nên làm gì?
#Trẻ #tuổi #đến #tuổi #rưỡi #chậm #nói #cha #mẹ #nên #làm #gì. Mời anh em theo dõi, và đừng quên like, share bài viết để ủng hộ đội ngũ BTV nhé :))
Nhìn các bé cùng trang lứa có thể nói chuyện rõ ràng nhiều từ mà con mình vẫn ập ẹ 1 vài từ làm nhiều mẹ sốt ruột và lo lắng. Trẻ 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi chậm nói là quá trình phát triển ngôn ngữ của con không bình thường nhưng lại rất nhiều bé mắc phải. Vậy nguyên nhân do đâu? Cha mẹ làm sao để con có thể phát triển ngôn ngữ bình thường?
Nội dung chính trong bài
Trẻ bắt đầu biết nói từ khi mấy tuổi?
Chắc hẳn nhiều chị em làm mẹ lần đầu sẽ rất băn khoăn về việc khi nào trẻ biết nói, biết bò, biết đi. Vậy đối với trẻ nhỏ thì có thể bắt đầu nói từ khi nào?
Đối với những trẻ phát triển bình thường, trẻ có thể bắt đầu chú ý vào người nói chuyện, quay đầu về hướng có âm thanh phát ra và phát ra âm thanh với một nguyên âm như “a”, “ba”, “bà” khi bé được 3 – 6 tháng tuổi.
Càng lớn âm thanh và từ ngữ của con càng rõ ràng và nhiều hơn:
- Từ 6 – 9 tháng trẻ nói được 2 âm giống nhau cùng một lúc như “ba ba”, “ma ma”, “da da”,…
- Khi được 1 tuổi trẻ có thể nói được khoảng 2 – 3 từ đơn khá rõ như gọi bố, bà, mẹ,..
- Từ 15 – 18 tháng tuổi trẻ có thể tự nối ghép 2 từ với nhau, có khả năng sử dụng được 4 từ, tên con vật và chỉ được 2 hình ảnh quen thuộc cùng 6 bộ phận trên cơ thể,..
- Từ 18 tháng đến 2 tuổi bé nắm được khá nhiều từ (khoảng 25 từ), biết gọi tên và chào hỏi, từ chối.
- Trẻ từ 2 đến 3 tuổi nói khá nhiều, tự nói chuyện, tự chơi. Biết sử dụng câu ngắn gọn, đơn giản. Ví dụ như: Cái gì, ở đâu, có, không,..
Vì thế, nếu trẻ 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi chậm nói là không bình thường, cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân để có cách khắc phục kịp thời giúp con phát triển bình thường.
Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi chậm nói
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi đến 2, 5 tuổi chậm nói. Một số nguyên nhân chính đó là:
- Trẻ 2 tuổi chậm nói hay trẻ 2, 5 tuổi chậm nói có thể do bệnh lý như: trục trặc trong vòm miệng hoặc lưỡi, hàm ếch, dây hàm ngắn cũng hạn chế cử động lưỡi khiến trẻ khó nói.
- Trẻ có vấn đề về khả năng nghe dẫn đến việc chậm nói do khó nghe sẽ không hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ được.
- Môi trường sống, phương pháp giáo dục của cha mẹ, người thân dành cho trẻ cũng ảnh hưởng đến khả năng nói của bé. Chiều chuộng bé quá mức, dỗ dành trẻ bằng cách cho xem tivi, điện thoai cũng không tốt cho sự phát triển của bé.
- Việc cha mẹ bận rộn, không quan tâm, trò chuyện nhiều với bé mà chỉ nói quá nhiều hay quá ít, nói phức tạp cũng khiến bé ít nói dẫn đến chậm nói.
Vậy cha mẹ, người thân có thể làm gì khi nhà có trẻ 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi chậm nói? Các bạn cùng theo dõi phần tiếp theo để có phương pháp giải quyết nhé!
Giúp trẻ 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi chậm nói có thể nói bình thường
Trẻ chậm nói do việc giáo dục của cha mẹ có thể giải quyết bằng cách sau
- Quan tâm, chăm sóc thúc đẩy kỹ năng ngôn ngữ của trẻ tùy độ tuổi. Theo dõi quá trình phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ như thế nào. Trẻ có thể nghe hiểu từ rất sớm ngay cả khi chưa biết nói nên cha mẹ cần trò chuyện với con nhiều hơn để khuyến khích trẻ hớt chuyện và tập nói.
- Mẹ cũng cần thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe, dạy trẻ cách tập trung vào bạn hay đồ vật bạn muốn nói đến.
- Trẻ 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi chậm nói là do bạn nói quá nhiều nhưng khó hiểu. Bạn chỉ nên dùng những từ đơn giản, dễ hiểu, những tình huống xảy ra hàng ngày, tạo tình huống khác nhau về 1 từ nào đó cho trẻ giúp trẻ nhận biết và thông minh hơn.
Trẻ chậm nói do vấn đề về tai – mũi – họng
Các vấn đề bệnh lý về họng, tai, hàm thì có thể nhờ vào sự can thiệp của bác sĩ. Khi có các dấu hiệu bất thường như sau:
- Không cười với giọng nói của cha mẹ khi bé 2 tháng tuổi.
- 3 tháng nhưng không quan tâm đến người và vật xung quanh.
- Không chú ý đến âm thanh hay tiếng động to khi 4 tháng.
- Không bập bẹ nói lúc 6 – 8 tháng.
- Không nói được từ đơn ngay cả khi 2 tuổi.
- 3 tuổi vẫn không nói được câu đơn ngắn gọn.
Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu trên, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra. Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ chậm nói của trẻ cũng như nguyên nhân để có phác đồ điều trị phù hợp nhất!
Bài viết trên đã giúp các bạn biết tại sao trẻ 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi chậm nói và cách cha mẹ giúp con khắc phục tình trạng đó như thế nào. Chúc các bé luôn vui vẻ và phát triển khỏe mạnh mỗi ngày!
Nguồn: Blog Thủ Thuật.com